HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
Nếu bạn đang băn khoăn trong quá trình thiết kế hệ thống thông gió thì đây là nơi sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề đó. Hệ thống thông gió có thể giúp phân tán các chất gây ô nhiễm, bao gồm bụi, mạt bụi nhà, khói thuốc lá và các chất ô nhiễm khác. Quả thực, thông gió đóng vai trò rất quan trọng trong mọi công trình. Một hệ thống thông gió tốt sẽ giúp công trình của bạn luôn thông thoáng và cũng có thể giúp ngăn ngừa một số nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe, tài sản. Ngược lại, công trình của bạn sẽ trở nên ẩm ướt do ngưng tụ hơi nước vì thông gió kém. Tất cả không khí đều chứa một lượng ẩm nhất định, nếu tích tụ, có thể chuyển thành hơi nước khi không khí tương đối ấm tiếp xúc với các bề mặt lạnh hơn, chẳng hạn như tường hoặc cửa sổ. Nếu điều này không được kiểm soát, nó có thể gây hư hỏng nhà cửa và đồ đạc trong nhà. Cũng có thể gây ra hoặc góp phần vào một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng và hen suyễn, viêm xoang.
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
Có hai phương áp thông gió phổ biển nhất hiện này đó là:
- Hệ thống thông gió tự nhiên
Đây là hệ thống thông gió cơ bản nhất bạn dễ thấy nhất việc mở cửa sổ và cửa ra vào hoặc tạo các rãnh hở, khe hở trên kết cấu bao che xung quanh công trình. Đây có thể là một cách tuyệt vời để không khí vào nhà nhưng nó cũng có một số nhược điểm rõ ràng. Ví dụ, khi thời tiết xấu việc mở cửa sổ có thể cho không khí lạnh ẩm hoặc mưa vào nhà. Vào mùa hè, việc mở cửa sổ cho phép bụi bẩn, côn trùng hoặc phấn hoa xâm nhập, đây có thể là nỗi ảm ảnh với những người mắc các bệnh về đường hô hấp mãn tính. Mùi hôi, ô nhiễm giao thông và các chất ô nhiễm khác đều có thể xâm nhập qua các khe hở lớn, chẳng hạn như cửa sổ và cửa ra vào.
- Hệ thống thông gió cưỡng bức (cơ học)
Các hệ thống thông gió cơ học sử dụng các phương pháp khác nhau để di chuyển không khí trong lành vào hoặc ra khỏi công trình. Quạt thông gió là một cách đơn giản để loại bỏ không khí ẩm, ám khí có mùi hoặc ô nhiễm ra khỏi công trình. Và nó đặc biệt hữu ích ở những vị trí cụ thể, chẳng hạn như phòng tắm, nhà bếp hoặc nhà kho.
Có rất nhiều các loại quạt thông gió như quạt li tâm, quạt hướng tâm, quạt công nghiệp, quạt gắn tường, quạt gắn trần. Tùy thuộc vào múc đích sử dụng, vị trí lắp đặt mà các loại quạt thông gió được lựa chọn trong hệ thống. Quạt thông gió hút không khí vào nhà có thể được gắn bộ lọc, giúp ngăn tạp chất và chất gây ô nhiễm xâm nhập vào công trình
Ngoài ra còn có các hệ thống phức tạp hơn, như thông gió cơ học có thu hồi nhiệt (MVHR), giúp hút không khí từ các khu vực 'ô nhiễm', chẳng hạn như nhà bếp, nhà vệ sinh và phòng tắm và cung cấp không khí cho các khu vực 'sống'. Không khí chiết xuất được đưa qua bộ trao đổi nhiệt trung tâm, nhiệt thu hồi được chuyển vào không khí cấp.
Các thiết bị trong hệ thống phải được lựa chọn và bố trí sao cho độ ồn không được vượt quá ngưỡng cho phép từ 45-55 dBA. Các khu vực phát sinh mùi như phòng bếp, phòng vệ sinh,… lượng gió cấp vào không được phép lớn hơn lượng gió hút ra. Đồng thời điểm thải gió của các khu vực này phải hướng ra bên ngoài công trình, phải nằm cách xa vị trí lấy gió tươi cấp vào trong khu vực như văn phòng, khách sạn hoặc nhà nghỉ bệnh nhân.
QUY TRÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
- Tính toán lưu lượng thông gió
Trong phần này, bạn cần tính toán lưu lượng thông gió theo khối tích phòng và số lần trao đổi gió. Hoặc tính toán theo số lượng người có mặt nhất định trong phòng.
- Tính toán kích thước, tổn thất áp lực và bố trí hệ thống đường ống phân phối, các miệng lấy gió, miệng thải gió. Cân bằng lưu lượng gió cấp vào và hút ra trong 1 khu vực cụ thể cũng như toàn bộ công trình.
- Tính toán công suất quạt thông gió, lựa chọn loại phù hợp với công năng sử dụng.